Hỏi đáp chuyên gia

VivaKids với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Hãy tham khảo một số câu hỏi phổ biến để tiết kiệm thời gian của bạn! 


Đặt mua VivaKids online tại đây
Cách thức liên hệ với chuyên gia:

1. Gọi tới tổng đài 1800 3386 hoặc đặt câu hỏi trực tiếp tại đây để chuyên gia giải đáp thắc mắc.

2. Để lại số điện thoại để chúng tôi liên hệ lại.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Trẻ 17 tháng tuổi, lười ăn, chậm lớn nên bổ sung gì?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà tôi 17 tháng tuổi, rất lười ăn, chậm lớn, cứ đi lớp vài hôm lại ốm. Vậy tôi phải bổ sung gì cho con ạ? (Thu Anh – Hà Nội).

Trả lời:

Chào bạn! Nguyên nhân cốt lõi khiến bé hay ốm vặt là do bé đang bước vào giai đoạn khoảng trống miễn dịch, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nhạy cảm với các yếu tố thay đổi từ môi trường. Bên cạnh đó bé còn lười ăn dẫn tới không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho hệ miễn dịch và phát triển của cơ thể.

Cha mẹ có thể bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như các vitamin, acid amin cần thiết mỗi ngày như để trẻ bù lại lượng vi chất còn thiếu do chế độ ăn chưa cung cấp đủ đồng thời có thể nhanh chóng bình phục sau ốm.

Bác sĩ gợi ý mẹ có thể cho bé sử dụng VivaKids Immunity. Sản phẩm chứa keo ong – kháng sinh tự nhiên giúp bé phòng chống nhiễm trùng cùng bộ 17 vitamin và khoáng chất như: A,D,E,K, Iod, Đồng,… Các vi chất như Kẽm, Selen giúp con kích thích vị giác nhờ đó ăn uống ngon miệng hơn. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Thụy Sĩ, đảm bảo yêu cầu về độ an toàn và hiệu quả cho bé.

Bên cạnh đó mẹ nên vệ sinh nơi ở, cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để bé có thể phát triển khỏe mạnh hơn nhé! Chúc mẹ và bé nhiều sức khỏe

 

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em có biểu hiện biếng ăn, không thích ăn thịt, rau xanh. Em băn khoăn liệu bé có thiếu vi chất hay không và làm thế nào để nhận biết ạ?

Trả lời:

Thiếu vi chất ở trẻ em là tình trạng trẻ thiếu hụt những khoáng chất và vitamin quan trọng đối với sức khỏe, xảy ra trên phạm vi cộng đồng, thường là vitamin A, iod, sắt, kẽm, axit folic.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em như do yếu tố địa lý vùng miền, chế độ ăn chủ yếu là thực vật, trẻ không nhận đủ khoáng chất và vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là trong một số giai đoạn trẻ cần phát triển vượt trội như giai đoạn bào thai, từ sơ sinh đến 5 tuổi, trước và trong giai đoạn dậy thì …

Biểu hiện trẻ thiếu vi chất cụ thể như sau:

  • Thiếu kẽm: Tóc khô, móng tay, móng chân của trẻ mềm, rất dễ bị gãy, khó lành vết thương, cơ nhão, biếng ăn, chậm phát triển chiều cao, thiểu năng sinh dục, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do sức đề kháng thấp.
  • Thiếu sắt: Da, môi, móng tay có màu tái xanh, nhợt nhạt, hay ngứa, trẻ hay mệt mỏi, kém tập trung.
  • Thiếu canxi, vitamin D: Trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm, bị rụng tóc vành khăn, ngủ không ngon giấc, trẻ chậm mọc răng, chân vòng kiềng, biến dạng xương lồng ngực.
  • Thiếu vitamin A: Biểu hiện trẻ thiếu vitamin A như mọc răng không đều, chậm lớn, da khô, nhăn nheo, khô mắt, quáng gà, hay ốm vặt do sức đề kháng thấp, trí nhớ thấp.
  • Thiếu vitamin B: Trẻ hay bị nhiệt miệng, da nóng, phù nề, dễ viêm, rối loạn tiêu hóa, hay buồn nôn, nôn, biếng ăn.
  • Thiếu vitamin C: Trẻ hay sưng, chảy máu nướu răng, nhiệt miệng và lưỡi, hay ốm vặt, mệt mỏi.

Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện. Đồng thời mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng định kỳ để biết chính xác tình trạng vi chất của con nhé! Chúc mẹ và bé nhiều sức khỏe!

Trẻ mấy tháng ăn được thịt bò?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em được 6 tháng đang tập ăn dặm. Nghe nói thịt bò chứa nhiều sắt. Em băn khoăn không biết có thể cho bé ăn thịt bò luôn được chưa ạ, vì nghe nói từ 6 tháng tuổi sắt dự trữ trong cơ thể con sẽ hết ạ. 

Trả lời:

Chào bạn! Thịt bò cung cấp cho trẻ nguồn khoáng chất sắt dồi dào. Đặc biệt từ giai đoạn 6 tháng tuổi, nguồn sắt mà trẻ nhận được khi còn trong bào thai đã suy kiệt. Nguồn sắt từ sữa bé khó hấp thu hơn trong thịt đỏ. Do đó, nhiều khuyến cáo của chuyên gia cho rằng từ tháng thứ 6 bé có thể ăn thịt bò. Tuy nhiên, để an toàn nhất mẹ có thể cho trẻ ăn thịt bò từ khoảng 7 tháng tuổi. Nếu cho ăn từ tháng thứ 6, hệ tiêu hoá của nhiều trẻ còn quá non yếu. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé.

Do chế độ ăn dặm chưa thể đáp ứng đủ vi chất sắt, mẹ có thể cho bé bổ sung sắt với liều sinh lý khoảng 10mg/ngày nhé. Mẹ nên lựa chọn sắt liposome sẽ không tanh đồng thời giúp bé hấp thu sắt tốt hơn, không gây táo bón.

Nếu còn vấn đề thắc mắc về dinh dưỡng cho bé, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi nhé! Chúc mẹ và bé nhiều sức khỏe!

Mí mắt bên trong nhợt nhạt cảnh báo điều gì?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em được 15 tháng tuổi. Gần đây em nhận thấy mí mắt bên trong của con nhợt nhạt, không có màu hồng hào giống như bạn cùng lớp của con. Liệu đây có phải là dấu hiệu con thiếu máu không ạ?

Trả lời:

Mí mắt bên trong nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin trong máu giảm, khiến khả năng vận chuyển oxy giảm. Điều này có thể làm cho các mô trong cơ thể, bao gồm cả mí mắt bên trong, trở nên nhợt nhạt hơn do thiếu oxy.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng thiếu máu do thiếu sắt thông qua màu sắc niêm mạc mắt của trẻ. Thông thường, niêm mạc bên trong mí mắt sẽ có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi thiếu sắt, lượng máu giảm khiến mí mắt trong của trẻ có thể bị nhợt nhạt hơn, thậm chí chuyển hẳn sang màu trắng.

Khi kéo mí mắt dưới xuống, nếu lớp niêm mạc không chuyển từ trắng nhạt sang hồng tươi một cách nhanh chóng, điều này có thể cảnh báo trẻ đang bị thiếu máu. Phương pháp này khá dễ thực hiện và được áp dụng cho tất cả trẻ, không phân biệt màu da.

Bên cạnh việc quan sát trẻ qua mắt thường, cha mẹ có thể cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và mức độ thiếu máu của con.

Thông thường, các trường hợp trẻ thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến con cảm thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn ăn uống, vui chơi,… Ở mức độ nặng, thiếu máu có thể dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan, làm suy giảm hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, khi võng mạc không được cung cấp đủ máu sẽ dễ bị tổn thương và giảm thị giác của trẻ. Nếu cha mẹ không điều trị kịp thời có thể khiến tổn thương không thể hồi phục.

Để cải thiện tình trạng thiếu sắt, cha mẹ nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của trẻ các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, thịt cừu, thịt nai, trứng, đậu, rau xanh hay quả mơ,… Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ uống sắt trực tiếp để đáp ứng nhu cầu này.

Một trong những loại sắt bổ sung tôi đang khuyên dùng nhất hiện nay là sắt Ferosis. Với công nghệ sắt liposome giúp sắt không tanh, hấp thu tốt. Bảng thành phần còn chứa Acid Folic và vitamin B12 – hai thành phần cũng quan trọng không kém sắt cho quá trình tạo máu. Bạn có thể tham khảo sắt Ferosis để bổ sung cho bé trong giai đoạn này nhé!

Chúc bé và mẹ nhiều sức khỏe!

Trẻ ngủ không sâu giấc có phải do thiếu canxi?

Câu hỏi: Chào chuyên gia, bé nhà em 10 tháng tuổi nhưng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy lại quấy khóc. Có phải do con bị thiếu canxi hay vi chất nào đó không ạ?

Trả lời:

Bé ngủ không sâu giấc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do vấn đề sinh lý, bệnh lý hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như Canxi, D3, Magie. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh hiệu quả, giảm căng thẳng khi ngủ và giúp bé ngủ ngon hơn. Đặc biệt, trong những năm đầu đời, trẻ thiếu B12, Sắt, Kẽm… cũng gây ra rối loạn giấc ngủ, khó ngủ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân sinh lý cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ ở trẻ như: dạ đề colic, trẻ ngủ quá nhiều, muộn giấc vào ban ngày, trẻ bị đói hoặc no quá trước khi đi ngủ, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, tã đầy hoặc trẻ thức dậy để đi vệ sinh,…

Do vậy mẹ hãy kiểm tra các nguyên nhân bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Nếu không phải nguyên nhân sinh lý, mẹ có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất phù hợp để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn nhé!

Làm sao để biết bé thiếu sắt và cần bổ sung sắt từ mấy tháng?

Trả lời:

Với trẻ sinh thiếu tháng mẹ sẽ bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi con sinh ra, và bổ sung liên tục. Vì con không được tích trữ sắt trong cơ thể ở những tháng cuối thai kỳ.
Với trẻ đủ tháng thì sắt dự trữ trong cơ thể sẽ vơi dần khi con đc khoảng 6 tháng tuổi, đây là thời điểm con cần được bổ sung sắt, và mỗi năm con nên được bổ sung định kỳ 2-3 lần với liều sinh lý phù hợp với cơ thể con.
Thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến con còi, chậm lớn mẹ à!

Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé, bạn đừng ngần ngại nhắn tin hoặc gọi điện tới số hotline 1800 3386 nhé!