Một năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần?

MỤC LỤC

Sắt là một vi chất quan trọng nhưng thường khó hấp thu và có hàm lượng thấp trong thực phẩm. Một năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần và liều lượng như thế nào là đủ? Bài viết này của Vivakids sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc này và xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con yêu.

1. Một năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần

Việc quyết định bổ sung sắt cho bé bao nhiêu lần trong một năm là một vấn đề cần được cá nhân hóa và dựa trên sự đánh giá toàn diện của bác sĩ.

  •  Độ tuổi của trẻ: Nhu cầu sắt ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ lớn hơn sẽ khác nhau.  
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ: Trẻ thiếu hụt dinh dưỡng cần bổ sung dự phòng sắt, trẻ sinh non, nhẹ cân, hoặc có các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt có thể cần bổ sung thường xuyên hơn.  
  • Chế độ ăn uống của trẻ: Nếu chế độ ăn uống của trẻ nghèo nàn các thực phẩm giàu sắt như đạm động vật, thịt cá, việc bổ sung sắt sẽ cần thiết hơn.  
  • Kết quả xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá chính xác tình trạng thiếu sắt của trẻ và từ đó đưa ra phác đồ bổ sung phù hợp.

1 năm nên bổ sung sắt cho bé mấy lần

Thông thường, một liệu trình bổ sung sắt thường kéo dài khoảng 3 tháng, giúp cơ thể bé có đủ thời gian để bù đắp lượng sắt thiếu hụt và đạt đến mức khuyến nghị. Thậm chí, ngay cả khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy mức sắt đã trở lại bình thường, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục bổ sung thêm 3 tháng nữa để đảm bảo dự trữ sắt đầy đủ, giúp bé phát triển khỏe mạnh.  

Như vậy, có thể hiểu rằng, trong một năm, bé thường được khuyên bổ sung sắt 1 – 2 lần, và mỗi lần bổ sung này có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định cụ thể của bác sĩ. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng để đảm bảo việc bổ sung sắt được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất cho bé yêu của bạn.

2. Dấu hiệu cho thấy bé cần bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt cho trẻ ngày càng được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hơn để giúp bé phát triển khỏe mạnh và đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần. Và sau đây là một vài dấu hiệu mà cha mẹ có thể quan sát ngay tại nhà khi trẻ có nguy cơ bị thiếu sắt để phòng tránh những hệ lụy do thiếu sắt mang lại.

  • Da xanh xao: Da, môi, móng tay và lòng bàn tay, lòng bàn chân, mí mắt nhợt nhạt, không hồng hào.  
  • Mệt mỏi, uể oải: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu oxy, hay ngáp, không có năng lượng, lười vận động.  
  • Yếu ớt: Trở nên yếu ớt hơn so với bình thường, kém hứng thú, mất hứng thú với các hoạt động thể chất và vui chơi. 
  • Buồn ngủ, khó tập trung: Não thiếu oxy nên khó ngủ sâu giấc, thường xuyên buồn ngủ, khó tập trung vào các hoạt động.
  • Giảm trí nhớ: Khả năng ghi nhớ kém hơn.  
  • Dễ cáu gắt: Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, khó chịu.  
  • Chậm phát triển: Có thể chậm phát triển về thể chất, chiều cao và trí não so với các bạn cùng lứa.  
  • Tóc và móng yếu: Tóc dễ rụng, móng tay dễ gãy và mỏng.  
  • Hay ốm vặt: Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm
  • Chán ăn: Ăn ít hơn bình thường, không có cảm giác thèm ăn.

Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, và thiếu máu có nghĩa là cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tế bào hồng cầu có chứa hemoglobin, một protein giàu sắt, có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Do đó, khi thiếu sắt, cơ thể giảm khả năng vận chuyển oxy khiến các cơ quan và mô không nhận đủ oxy cần thiết để hoạt động bình thường, gây ra các triệu chứng trên. 

3. Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu

3.1. Đối với trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh thiếu tháng trước 37 tuần có lượng dự trữ sắt trong cơ thể thấp vì trẻ không đủ thời gian trong bụng mẹ để tích trữ sắt tại gan. Lượng sắt trong cơ thể của trẻ sinh thiếu tháng lúc này không đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển của cơ thể trong 6 tháng đầu đời. Vậy nên bác sĩ thường khuyến nghị trẻ sinh non nên bổ sung sắt ở thời điểm 1 tháng tuổi sau khi sinh, và có thể kéo dài từ 9 đến 12 tháng tùy thể trạng từng bé. 

3.2. Đối với trẻ sinh đủ tháng

Ở trẻ sinh đủ tháng, quá trình phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ đã giúp bé dự trữ một lượng sắt đáng kể tại gan. Sữa mẹ, dù hàm lượng sắt không cao, nhưng lại có khả năng hấp thu tối ưu, đáp ứng đủ nhu cầu sắt của trẻ trong giai đoạn này. Trong 6 tháng đầu đời, nếu được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ, bé sẽ sử dụng sắt trong sữa và sắt dự trữ trong cơ thể, thường không cần bổ sung thêm sắt từ các nguồn bên ngoài. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt vẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ thiếu sắt. 

Bước vào giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, nhu cầu sắt của trẻ khoảng 11mg/ ngày. Bé bắt đầu khám phá thế giới ẩm thực qua những bữa ăn dặm đầu tiên, việc bổ sung sắt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do bé mới chỉ làm quen với việc ăn dặm, khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn có thể chưa đảm bảo đủ. Theo khuyến cáo của Viện nhi khoa Hoa Kỳ, ba mẹ có thể bổ sung dự phòng một đợt sắt cho bé để đảm bảo bé đủ máu, phát triển khỏe mạnh bình thường.

Ba mẹ có thể bổ sung cho bé một đợt sắt dự phòng khoảng 10mg mỗi ngày, theo liệu trình từ 2 – 3 tháng cho đến khi con ăn dặm đầy đủ. Với những trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt, ba mẹ ưu tiên chọn sắt công nghệ tân tiến liposome sẽ giúp con dễ dàng uống bởi mùi vị không tanh, ít gây kích ứng dạ dày hay táo bón, tiêu chảy. 

Sắt bao màng phospholipid kép: công nghệ Liposome hiện đại

 

3.3. Đối với trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

Trẻ có dấu hiệu thiếu máu rõ ràng như da xanh xao, gầy còi, chậm lớn, thậm chí suy dinh dưỡng, ba mẹ cần kịp thời đưa con đến khám tại cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chỉ số xét nghiệm máu, đánh giá tình trạng thiếu máu. Thường với những trẻ 6 tháng – 6 tuổi thiếu máu thiếu sắt, liều uống sắt một ngày phải tối thiểu 10mg. Trẻ thiếu máu nặng hơn, hoặc cơ thể khó hấp thu, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định tăng liều 15 – 30mg/ ngày. Ba mẹ bổ sung sắt theo liều lượng chỉ định của chuyên gia, không tự ý tăng liều. Một đợt bổ sung sắt liều thiếu máu nên tối thiểu 3 tháng hoặc dừng lại khi tái xét nghiệm các chỉ số hồng cầu về ngưỡng bình thường.

 

Tóm lại, ba mẹ hãy luôn lắng nghe cơ thể bé và chú ý những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu mà bài viết đã đề cập. Nếu nghi ngờ, đừng chần chừ đưa bé đi khám để được chẩn đoán và hướng dẫn bổ sung sắt kịp thời, đúng cách. Sức khỏe hôm nay là nền tảng cho tương lai của con – hãy trở thành những ba mẹ thông thái, đồng hành cùng con trên hành trình lớn khôn mỗi ngày!

 

TIN LIÊN QUAN

Mua hàng để lại thông tin